Theo đó, nội dung quản lý thi công xây dựng công trình trong Nghị định bao gồm: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trình tự Quản lý thi công xây dựng công trình gồm 12 mục như sau: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng, thực hiện việc quản lý công trường xây dựng; Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu; Giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình; Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có); Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng; Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình; Hoàn trả mặt bằng; Bàn giao công trình xây dựng.
Nghị định 06/2021/NĐ-CP (Điều 12) quy định rõ về việc: Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường; Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế; Trách nhiệm của bên giao nhận thầu; Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm , cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; Thay đổi chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
Nghị định 06/2021/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, theo đó, nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định; Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Thi công xây dựng theo đúng Hợp đồng xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có), Thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, Hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của Hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu…
-------
Nguồn: vatlieuxaydung.org.vn
Địa chỉ: Thôn 2 xã Kroong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Email: tuynelkontum@gmail.com
Hotline: 0260 3861929 - 0972.923.462
Fax: 0260 3861929
Chúng tôi hiểu rằng: "Niềm tin của Khách Hàng chính là động lực để chúng tôi nỗ lực và phấn đấu tốt hơn".